Đại Đô Thị Vinhomes Grand Park

Đại Đô Thị Vinhomes Grand Park

Phân Khu The Manhattan Glory

Phân Khu The Manhattan Glory

Phân Khu The Origami

Phân Khu The Origami

The Masteri Centre Point

The Masteri Centre Point

The Rainbow Vinhomes Grand Park

The Rainbow Vinhomes Grand Park

Đăng ký

Đôi nét về ưu điểm và công dụng của Tuyến Metro kết nối khu đô thị Vinhomes Grand Park

► Khái niệm về tuyến Metro ?
♦ Tuyến Metro là một hệ thống tàu điện cao cấp, nó có thể đi ngầm dưới lòng đất hoặc đi trên cao nhờ các cầu vượt, ở Việt Nam thường gọi là Đường Sắt Đô Thị, là một hệ thống rộng lớn chuyên chở hành khách trong một đô thị và thường được chạy trên đường ray.

Đường sắt đô thị TPHCMlà một trong những hệ thống vận tải đô thị nhanh đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án là sự kết hợp giữa tàu điện ngầm (metro), xe điện mặt đất (tramway) và tàu một ray (monorail). Hệ thống khởi công vào năm 2012 và dự kiến vận hành vào năm 2021, sẽ làm cho Thành phố Hồ Chí Minh nơi thứ hai tại Việt Nam sau Hà Nội có hệ thống vận chuyển nhanh.
♦ Hệ thống bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 169 km, 1 tuyến xe điện 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km. Có 175 nhà ga tổng chiều dài hệ thống là 225,5 km.
♦ Tuyến đầu tiên của hệ thống làtuyến số 1 (Tuyến Sài Gòn) được khỏi công vào năm 2012 và hiện tại đã gần hoàn thành phần đi trên cao dự kiến toàn tuyến sẽ vận hành vào năm 2021. Tuyến tiếp theo là tuyến số 2 (Tuyến Bà Quẹo) cũng được khởi công vào năm 2013 nhưng do gặp nhiều khó khăn nên dự án đã bị trì hoãn đến năm 2020, dự kiến tuyến số 2 sẽ đưa vào vận hành năm 2026.

► 2 Tuyến chính đang được triển khai 
♦ Tuyến số 1 (Sài Gòn)
- Tuyến số 1 có tổng chiều dài là 19,7 km được khởi công vào 2013 và dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2021-2022
- Tổng mức đầu tư dự kiến của toàn tuyến là hơn 47.325 tỷ đồng. Trong đó, hơn 41.833 tỷ đồng là vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA. Còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM. Dự kiến năm 2021 - 2022 sẽ đưa vào vận hành 17 đoàn tàu, mỗi tàu 3 toa, tổng chiều dài 61,5 m. Số hành khách trên mỗi chuyến khoảng 930 người. Từ 2025, các đoàn tàu sẽ tăng lên 6 toa. 
- Vận tốc tối đa lên đến 110 km/h khi chạy trên cao, 80 km/h khi trong đường hầm. Tuy nhiên, vận tốc bình quân chỉ đạt 39 km/h vì phải dừng nhiều nhà ga đón trả khách.
- Thời gian hoạt động toàn tuyến khoảng 29 phút, thời gian giãn cách bình thường là 4 phút 30 giây, giờ cao điểm là 2 phút 10 giây.
- Tuyến số 1 chạy song song với xa lộ Hà Nội.
Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm từ ga Bến thành đi qua các điểm ga Nhà hát Thành phố, ga Ba Son, đi ngang qua sông Sài Gòn sau đó chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình.
- Toàn tuyến bao gồm 14 nhà ga và 1 nhà Depot, trong đó có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son. Còn 11 ga còn lại là ga trên cao (từ ga Văn Thánh đến ga bến xe Miền Đông mới). Dự kiến tuyến số 1 sẽ được kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong tương lai. 

Lộ trình tuyến Metro số 1 chạy qua các điểm 
 

- Depot của tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên được đặt tại phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, đây là khu trung tâm điều khiển và bảo dưỡng tàu tuyến số 1 đến năm 2040.

- Ga Bến Thành là nhà ga chung cho tuyến số 1 2 3A 4 được xây dựng trên khu đất rộng 45.000 m2 tại công trường Quách Thị Trang, phường Bến Thành, quận 1
Nhà ga có 4 tầng và phần trên mặt đất gồm:
- Phần mặt đất: bao gồm 4 cổng vào và khu quảng trường.
Tầng 1:là khu phố ngầm dẫn đến ga Nhà hát Thành phố và được chia làm 4 khu vực: khu thương mại, khu bán hàng, khu bộ phận kỹ thuật, khu cổng ra vào và cổng kiểm soát.
Tầng 2:khu đón tàu tuyến số 1 và tuyến số 3A, được chia ra 2 khu vực: khu đón tàu và khu bộ phận kỹ thuật.
Tầng 3:khu vực chuyển tàu gồm: khu đón tàu tuyến số 4 với khu bộ phận kỹ thuật.
Tầng 4: khu đón tàu tuyến số 2.

Diện mạo nhà ga Bến Thành


- Từ Đại đô thị Vinhomes Grand Park sẽ có 2 hướng ra Depot Long Bình tuyến Metro số 1 
Hướng 1: Vinhomes Grand Park - ngã 3 Nguyễn Xiển & Nguyễn Văn Tăng rẽ phải Nguyễn Xiển - rẽ trái đường số 11 đi thẳng qua khỏi giao điểm Hoàng Hữu Nam & đường số 11 => Depot Long Bình (xe đi ~7,7km <=>13p)
Hướng 2: Vinhomes Grand Park - ngã 3 Nguyễn Xiển & Nguyễn Văn Tăng rẽ trái Nguyễn Văn Tăng - ngã ba Nguyễn Văn Tăng & Lê Văn Việt & Hoàng Hữu Nam - Hoàng Hữu Nam - ngã ba Hoàng Hữu Nam & đường số 11 rẽ trái đường số 11 => Depot Long Bình (xe đi ~7,9km <=> 14p)

⇔ Đặc điểm đáng lưu ý của Depot Long Bình nằm kề cận với Bến Xe Miền Đông Mới

Depot Long Bình đã hoàn thiện 


♦ Tuyến số 2 (Bà Quẹo) được chia làm 3 giai đoạn 
- Tuyến tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 1 là Bến Thành - Tham Lương và giai đoạn 2 là Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi - Thủ Thiêm có tổng chiều dài khoảng 48 km, được phê duyệt vào năm 2010. Nhưng do ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng,... mà dự án đã tăng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 lên 48.000 tỉ đồng. Dự kiến, tuyến số 2 (giai đoạn 1) sẽ hoàn thành vào năm 2026.

Lộ trình tuyến Metro số 2 chạy qua các điểm 


- Tuyến số 2 sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương)có điểm đầu là ga Bến Thành đi ngầm theo đường Phạm Hồng Thái đến Ngã sáu Phù Đổng thì đi theo đường Cách mạng tháng 8, tiếp đó là đường Trường Chinh và kết thúc tại ga Depot Tham Lương.
Giai đoạn 2 (Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – Bến xe Tây Ninh) có điểm bắt đầu ở phía Nam giai đoạn 2 là ga Bến Thành, đi theo đường Hàm Nghi chạy ngang qua sông Sài Gòn rồi đi tiếp theo đường Mai Chí Thọ và kết thúc tại ga Thủ Thiêm. Còn ở phía Bắc là ga Tân Bình, đi dọc theo đường Trường Chinh và ga cuối là Bến xe Tây Ninh.
Giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi)
- Tuyến sẽ có 42 nhà ga, trong đó có khoảng 16 nhà ga ngầm và hơn 10 nhà ga trên cao. Tuy nhiên, trong 42 nhà ga, hiện chỉ mới có 26 nhà ga được quy hoạch còn 16 nhà ga còn lại vẫn chưa được đưa vào bản vẽ.
- Depot của tuyến số 2 được đặt tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 có diện tích khoảng 25,47 ha; cao 8 tầng và có 1 hầm.

Nhà ga Tham Lương 

► Sự thịnh hành của hệ thống tàu điện
Các nước phát triển trên thế giới đều có hệ thống này, nước Anh là nước đầu tiên áp dụng hệ thống Metro vào việc di chuyển công cộng trong đô thị, còn tàu điện được ghi nhận nhanh nhất là ở Mỹ với tốc độ đạt 72km/h, và Metro ở Paris, Pháp được cho là hệ thống thuận tiện nhất. Và chở được nhiều khách nhất là Metro ở Nga, ước tính mỗi năm chở được 2,5 lượt tỷ người. (nguồn wikipedia.org)

► Ưu điểm:
-Các tuyến thường có tốc độ cao hơn các phương tiện khác
-Có lối đi dành chuyên dụng và không có giao cắt với các lối đi, phương tiện khác. 
-Các tuyến đi lại nhiều lần trong ngày, chở nhiều hành khách 
-Có trạm dừng, nhà ga để đón và trả khách.
-Không cần tốn nhiều nhân lực, cách thao tác nhanh và thuận tiện
Các ưu điểm nổi bật khi đi Metro như:

► Sự tiện lợi khi có tuyến Metro:
- Nhanh hơn
- Không kẹt xe
- Tự động hóa hiện đại
- An toàn
- Giảm bớt ô nhiễm môi trường không khí
- Giảm tiếng ồn
- Góp phần vào sự phát triển của đô thị đó.
- Lượng khách đi được nhiều hơn.

► Công dụng khi có tuyến Metro: 
♦ Metro được xem như giải pháp sống còn cho giao thông nội đô tại những đại đô thị nói chung vàđại đô thị Vinhomes Grand Parknói riêng với mật độ dân cư cao và bán kính lên tới 30km. 
♦ Tại Việt Nam, việc hình thành và phát triển đường sắt đô thị sẽ tạo ra cơ hội để định dạng và tái cấu trúc các khu vực trong đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và nhu cầu phát triển đô thị tương lai, thậm chí thay đổi toàn diện về hình thái và cấu trúc đô thị. Khi hạ tầng giao thông phát triển, chắc chắn kiến trúc thượng tầng, các hạ tầng dịch vụ và hoạt động dân sinh sẽ phát triển theo
♦ Hiện nay, tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TPHCM, những tuyến metro đầu tiên đã được khởi công xây dựng sau nhiều năm lập kế hoạch. Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2050 sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, còn TPHCM có 6 tuyến để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng bức thiết và tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.
♦ TPHCM với số dân đông nhất nước, đang ngày càng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của hệ thống hạ tầng vốn đã thiếu, yếu và quá tải từ nhiều năm trước. Hệ thống metro và mô hình phát triển định hướng giao thông công cộng có thể là cơ hội phát triển hạ tầng, cũng như tái cấu trúc cho đô thị TPHCM theo kịp với những sự thay đổi lớn từ hạ tầng. 
♦ Các khu vực ven đô TPHCM đang trên đà đô thị hóa. Đặc biệt,Đại đô thị Vinhomes Grand Parkcó tiềm năng về mô hình phát triển đô thị có định hướng giao thông công cộng, do còn quỹ đất. Chúng có thể trở thành đại đô thị - nơi cung cấp môi trường sống tốt, nhân văn, có tính địa phương cao, thân thiện cho người dân… Đây cũng là những điểm nhấn thu hút dân cư và nhân lực chất lượng cao, cân bằng mức độ phát triển ở các nút giao thông công cộng, tránh tập trung vào các khu lõi, khu trung tâm, để giữ gìn những bản sắc tinh hoa của đô thị trong bối cảnh áp dụng mô hình phát triển đô thị hiện đại. 
♦ Cơ hội tái cấu trúc cho đô thị TPHCM trong bối cảnh đầu tư xây dựng hệ thống metro là rất lớn.

 

Đây là chuyên trang tư vấn thông tin về sản phẩm VInhomes Grand Park

0907782122